Hướng Dẫn Cách Luyện Thanh Cho Người Giọng Yếu

Hướng Dẫn Cách Luyện Thanh Cho Người Giọng Yếu
4.9/5 - (16 bình chọn)

Không phải ai sinh ra cũng được một giọng hát hay, tuy nhiên có rất nhiều người tạo dựng được nét riêng của mình hoàn toàn nhờ vào sự nỗ lực luyện tập. Vậy nên bạn đừng tự ti giọng hát yếu của mình, tất cả đều có kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu và mọi điểm yếu đều sẽ được khắc phục nhờ sự kiên trì tập luyện của bạn. Hãy cùng M Talk tìm hiểu thêm về một số cách luyện thanh cho người giọng yếu nhé!

1. Kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu.

Âm nhạc luôn là nguồn cảm hứng mang đến nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ, không chỉ đem đến niềm vui, giảm căng thẳng trong công việc, cuộc sống mà nó còn giúp con người duy trì thanh xuân, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch về tim mạch tốt cho sức khỏe.

Hướng Dẫn Cách Luyện Thanh Cho Người Giọng Yếu

Tuy nhiên việc có giọng hát yếu làm cho nhiều người tự ti, bỏ đi đam mê ca hát. Vậy nên tiêu chuẩn của mỗi giọng hát hay, yếu tố đầu tiên chính là phát âm tròn vành rõ chữ, nguyên tắc quan trọng nhất dù hát theo ngôn ngữ nào đó là phải đóng miệng sao cho rõ phụ âm cuối

Bên cạnh đó, bạn có sự kiên trì tập luyện giữ đúng cao độ, đúng nhịp theo kịp tốc độ hát, nhả chữ đúng lúc và tạo độ nhấn nhá. Đặc biệt cách ngắt nhịp chữ đúng chỗ sẽ giúp câu hát theo đúng nội dung ý nghĩa hơn. 

2. Một số bài tập cho người giọng yếu. 

Bước 1: Tập thổi nến đây là một trong những phương thức được nhiều người lựa chọn để cải thiện hơi thở, việc lấy hơi cũng như sự cân bằng hơi trong mỗi lần hát. Cụ thể như là:

Hướng Dẫn Cách Luyện Thanh Cho Người Giọng Yếu

  • Đốt cháy ngọn nến và đặt khoảng cách xa 50cm
  • Dồn lực và tiến hành lấy hơi sâu, dùng miệng để thổi nên với hơi đồng đều sao cho ngọn nến rung và nghiêng theo một góc cố định. Tiếp tục thổi cho đến khi dừng hơi, sau đó lặp lại từ việc lấy hơi và thổi.
  • Mỗi ngày bạn dành ra khoảng 15 – 20 phút để luyện tập kéo hơi dài, để cải thiện khả năng chủ động.

Bước 2: Ngụp nước là cách luyện tập cho người có giọng yếu được tin tưởng lựa chọn.

  • Họ thường dùng chậu có kích thước vừa phải, đổ nước sạch vào gần đầy thau, sử dụng ghế cao có kích thước vừa tầm.
  • Lấy lực hít một hơi thật sâu để lồng ngực căng lên rồi bắt đầu ngụp xuống chậu nước, cố gắng phát âm câu hát hoặc câu nói thật tròn vành, rõ chữ.
  • Bên cạnh đó, tư thế ngồi và đứng cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giọng. Thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng giúp dễ lấy hơi hơn lúc đứng thì dễ hát và hơi đầy hơn so với lúc ngồi.

Một số điểm cần chú ý chính là sự thoải mái, mềm mại khi hát. Không nên quá gồng hay cố gắng để hát hay sẽ làm cho chất lượng âm thanh phát ra bị nặng nề, cả lúc khi lên nốt cao. Nếu khó để lấy hơi sâu nhưng không lên được hơi cao, hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu, tuyệt đối không ép sức để hát các nốt cao quá sức nếu không sẽ bị lạc nhịp.

Vậy nên bạn hãy luyện tập lưỡi và các cơ quanh miệng, điều chỉnh âm thanh khi phát ra. Bài tập đơn giản với cách tập phát âm sẽ có khẩu hình miệng khác nhau, bạn nên đứng trước gương để giữ khẩu hình đúng chuẩn đều đặn.

3. Luyện thanh cho người giọng yếu.

Luyện âm Mi Ma với đàn để giúp cải thiện giọng hát một cách hiệu quả, vì luyện với đàn cao độ của bạn sẽ chuẩn hơn. Nên giữ ấm thanh quản trước khi luyện tập bằng một ly nước chanh mật ong ấm, thời gian luyện tập từ 15 – 20 phút mỗi ngày.

  • Tập lấy hơi; Việc này cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn giữ được cột hơi ổn định và mạnh hơn. Cách thức là bắt đầu mở phần miệng ra sao cho mũi và miệng thẳng hàng với nhau. Lấy một hơi thật sâu để hơi vào và đi xuống tận đáy phổi. Lồng ngực trương lên và giữ bụng căng để hơi đi vào và chứa đầy phần trên của hai lá phổi và giữ nguyên 4 giây.
  • Bài tập rung môi: là một bài tập thực hiện áp lực thấp, hữu ích cho việc luyện thanh cho người giọng yếu. Thì bạn hãy để môi bình thường, thả lỏng và đẩy hơi ra. Lúc này hơi được đẩy ra ngoài, tạo nên âm thanh tiếng động cơ nổ hay tiếng bong bóng.
  • Bài tập cuối với “ Gi” vì sao là âm Gi, bởi vì khi bạn phát âm từ này dây thanh quản bị đóng lại tại chữ G trước khi tạo âm thanh cần thiết ghi đầy đủ. Với bài này sẽ giúp các dây thanh âm của chúng ta đóng lại đúng cách, giúp chúng giải tỏa được căng thẳng hơn trong các bài tập.

Hướng Dẫn Cách Luyện Thanh Cho Người Giọng Yếu

Kết luận:

Thông qua bài viết trên, Phòng thu âm TPHCM – M Talk đã chia sẻ những kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu. Nói chung đa phần những cách luyện thanh cho người yếu đều có thể tự rèn luyện mỗi ngày ở nhà. 

Trả lời